“Sai chính tả kìa Lap”, Xếp nhắc sau khi review qua task thay content cho một website WordPress.
“Dạ, content đó khách hàng đưa cho bên mình, em chỉ ịn lên web thôi anh.” Lap trả lời.
Thời đó, Lap mới đi làm, mới vào công ty được vài tháng, Xếp còn phải vừa tìm deal vừa làm tất cả mọi role.
Xếp: “Sửa liền nha em, nếu như khách hàng đưa cái gì mình ịn lên cái đó, thì giá trị của mình ở đâu, tại sao họ phải thuê mình thay vì thuê một coder ở ngoài với chi phí thấp hơn? khác biệt của mình đối với những coder khác là gì?”.
Trong một lần khác, khách hàng cần đổi 1 hình ảnh trên web của họ, Lap tải file hình từ Drive về rồi gắn lên web, sau đó Xếp cũng review qua và nhắc nhở:
“Lap, hình này trên điện thoại bị vỡ quá không xem được, dung lượng lại tới 30mb tải rất nặng, sao không check các device khác khi gắn lên vậy em? Nếu mình chỉ lấy tấm hình về gắn lên cho xong thì giá trị của mình ở đâu?”.
Trong một dự án khác, website đang có vài vị trí hiện ngày tháng theo format 14/01/2019, khách hàng báo 1 ticket là đổi lại định dạng 14 Jan 2019. Lần này không đợi Lap làm xong mới review mà Xếp nhắc trước:
“Lap, xem lại hết tất cả những chỗ nào có format tương tự rồi hỏi khách hàng sửa 1 lần, không phải nay sửa chỗ này rồi mai người ta lại báo lỗi chỗ khác.”
Đó là những bài học đầu tiên khi mới trở thành thợ code Lap đã học được từ Xếp. Thời đó, công ty mới chỉ có 3 4 anh em, đôi khi Lap cũng hay được phụ Xếp làm báo giá cho những yêu cầu mới từ khách hàng. Xếp thường yêu cầu rằng, trong mỗi báo giá phải mô tả thêm công việc mình sẽ làm và đóng góp vào đó những giá trị làm tăng thêm cơ hội win được dự án.
Trong quá trình làm việc, có nhiều trường hợp các bạn lập trình viên chưa được khai sáng về những giá trị như vậy, nên đôi khi làm cho thời gian kéo dài, kết quả không được như mong đợi, ví dụ:
Là ông thợ code, viết code chạy được thì rất dễ, ai cũng làm được, nhưng làm sao để có thêm giá trị thì mới khác biệt. Chính nhờ những bài học như vậy, những tinh thần làm việc và luôn muốn tạo ra giá trị như vậy, nó đã đóng góp vào quá trình phát triển của Kyanon Digital từ 3-4 người lên 20-30, rồi 200-300 cung thủ như hôm nay.
Coi công ty như một chiến quốc, lập trình viên như những chiến binh, mỗi dự án như một trận chiến, có chiến thắng thì công ty mới giàu mạnh, lương mới tăng thưởng mới có.
Helen
Great, Sếp chứ ko phải xếp
Lap Pham
biết đâu ổng tên Xếp 🙂