Experience Sharing #3 – Growth Mindset

Mình định đặt tiêu đề là học được gì từ sách “Mindset – Tâm lý học thành công”, mà thấy cũng là chia sẻ kinh nghiệm nên mình để tiếp trong series này.

Sau khi được anh truyền cảm hứng ở buổi Leader’s Talk 17 của công ty, mình quyết định đọc lại cuốn “Mindset – Tâm lý học thành công” với một tâm thế cởi mở hơn. Trong vòng hai tuần từ ngày 28/2/2025 đến giờ, cuối cùng thì mình cũng đọc xong cuốn sách này.

Vì đã có nhiều bài tóm tắt chi tiết trên mạng, mình sẽ không đi vào việc tổng hợp hay đánh giá lại nội dung. Thay vào đó, mình muốn chia sẻ những gì mình học được và đang dần áp dụng từ cuốn sách này.

1. Nhìn nhận về sự tồn tại của tư duy:

  • Trước đó mình được biết rằng, sẽ có những người muốn ổn định và mình thấy những người này cũng không sai, họ sống và chọn cách sống phù hợp với họ. Song song đó, thì có những người mong muốn và nỗ lực hơn từng ngày. Và khi đọc cuốn này, thì ra đó là 2 loại hình của tư duy, bao gồm “tư duy cố định” và “tư duy phát triển”.
  • Mình cũng nhận ra rằng, mỗi người đều có thể mang cả hai loại tư duy. Tùy thuộc vào từng khía cạnh, có những điều họ vẫn giữ theo tư duy cố định, song một số mặt khác, thì họ lại có tư duy phát triển.

2. Chấp nhận tư duy cố định và hướng tới tư duy phát triển:

  • Trước đây, mình từng đọc dở cuốn sách này vì nhận ra mình đang mắc kẹt trong tư duy cố định và thiếu động lực thay đổi. Một phần nữa là mình bị lười đọc tại thời điểm đó, lúc đó chắc đang đọc ở giữa chương 2.
  • Lần này, mình nhận ra rằng bước đầu tiên là chấp nhận bản thân rằng mình là người có tư duy cố định trong kha khá chuyện. Song song đó, mình mong muốn, và lần này phải là “cực kỳ muốn” cải thiện bản thân, muốn tiếp tục học hỏi để trở nên tốt hơn, và lan tỏa điều tốt đẹp đó đến với mọi người.
  • Và đồng thời mình nghĩ rằng ai trong chúng ta cũng có phần nào trong mong muốn phát triển ở một khía cạnh nào đó, nhưng thường bị kẹt trong “vùng an toàn”, hài lòng với hiện tại hoặc không biết cách tiến lên. Nếu vậy, cuốn sách này cũng sẽ truyền động lực và cảm hứng cho bạn khá nhiều.

3. Áp dụng tư duy phát triển vào cuộc sống:

  • Khi đối mặt với thử thách, mình tự hỏi bản thân muốn lựa chọn tư duy nào. Thay vì né tránh khó khăn vì sợ thất bại, mình chọn dấn thân, nỗ lực hết mình và học hỏi từ những sai sót.
  • Trong việc đưa ra phản hồi, mình chuyển từ việc khen ngợi năng khiếu bẩm sinh sang ghi nhận sự nỗ lực và quá trình cố gắng. Thay vì chỉ tập trung vào lỗi sai, mình khuyến khích người khác tìm ra giải pháp và làm tốt hơn.
  • Khi nhận được phản hồi tiêu cực, mình không còn chìm đắm trong cảm giác tự ti, mà biến chúng thành động lực để hoàn thiện bản thân.

Kết luận

Mình nhận ra rằng, tư duy phát triển có mối liên hệ mật thiết với trí tuệ cảm xúc (EQ). Mình nghĩ người có EQ cao thường có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách linh hoạt và tích cực. Cuốn sách “Mindset” này đã giúp mình thay đổi cách nhìn nhận về bản thân và những thứ xung quanh, về cả những câu chuyện trong quá khứ, lẫn những gì sẽ xảy ra trong tương lai.

Vậy bạn đã đọc cuốn này chưa? Nếu đọc rồi, thì cảm nhận của bạn là gì và đã áp dụng được gì từ cuốn này rồi, hãy chia sẻ nhé 😀
Còn nếu chưa đọc, thì tại sao lại không thử nhỉ 🙌

2 COMMENTS

Lap Pham

Reply

Có liên quan gì đến động lực và kỹ luật không thớt. Đôi khi mình “cực kỳ muốn” nhưng đc 3 bữa lại như cũ :). Giống như việc viết bài nè em haha.

Quang Nguyen

Quang Nguyen

Reply

Có liên quan đó anh. Mà nếu lấy ví dụ với việc viết bài được vài bữa lại như cũ thì em thấy mới là muốn thôi, chứ chưa phải cực kỳ muốn rồi :v Nhưng thực ra em thấy việc viết bài sẽ phụ thuộc vào nội dung, câu chuyện và thời điểm nữa. Ko nhất thiết phải giữ tần suất đều đặn =)))

Your email address will not be published. Required fields are marked *