Experience Sharing #1 – Proactive

Xin chào mọi người, giới thiệu đôi chút về bản thân thì mình là Quang Nguyen, là một Software Engineer với 3 năm kinh nghiệm. Dạo gần đây thì mình thường được gọi là Zenoo – một nhân vật trong phim Dragon Ball Super.

Sau một tỷ lẻ một lần hứa hẹn sẽ viết bài mới thì cuối cùng mình cũng đã đặt tay vào bàn phím và lạch cạch gõ về chủ đề chia sẻ kinh nghiệm phát triển của bản thân.

Chủ đề đầu tiên mà mình muốn chia sẻ là “tìm kiếm sự chủ động”. Đây là câu nói khá là quen thuộc đối với những bạn thích xem stream/video của Thầy giáo Ba. Hoặc là thường nghe mình nói trong quá trình làm việc cũng như là được onboarding tại Interactive Tribe (hay trước đó là DnV Squad / Visual Squad) – là bộ phận hiện tại của mình ở công ty.
Định nghĩa chủ động là tự mình quyết định hành động, không bị chi phối bởi người khác hoặc hoàn cảnh bên ngoài – được trích từ một từ điển trên mạng. Mình nghĩ là ai cũng biết định nghĩa này và biết tầm quan trọng của sự chủ động trong bất kỳ lĩnh vực nào trong công việc, xã hội cũng như là cuộc sống. Nhưng để tạo cho bản thân mình có được thói quen chủ động thì không phải là điều dễ dàng.

Mình muốn chia sẻ một số câu chuyện mà mình đã gặp và hy vọng mọi người sẽ rút ra được những bài học cho riêng mình:
Thứ nhất, đó là thời điểm internship của mình. Mình vào công ty làm việc và phát hiện ra những việc mà mình và các bạn intern khác gặp đi gặp lại rất là nhiều lần nhưng không có bất kì tài liệu nào cả. Khi hỏi thì các anh sẽ trả lời. Và chẳng hạn một vấn đề X như vậy thời gian hỏi và trả lời sẽ mất khoảng 1 tiếng đối với 1 người, 10 người như vậy thì là 10 tiếng. Thì các anh sẵn sàng bỏ thời gian để chỉ thay vì viết tài liệu có thể tái sử dụng mất khoảng 2-3 tiếng đồng hồ để viết. Thì mình bắt đầu viết tài liệu và truyền tải ý nghĩa của việc này đối với những bạn khác nhiều nhất có thể.
Tiếp theo là chuyện onboarding, mình cũng cảm thấy mất thời gian để kèm cặp và hướng dẫn khi có một member mới vào team nên đã tạo ra một checklist riêng để giảm thời gian làm buddy xuống ngắn nhất có thể.

Tiếp nữa, là mình thấy mọi người còn phụ thuộc và nghĩ bản thân mình thấp bé, luôn tự ti và nghĩ tự mình không làm được, luôn cần sự trợ giúp của người khác. Chỉ khi có người cùng tham gia hoặc là đưa ra gợi ý thì mới giải quyết được vấn đề. Điều này là không nên vì sẽ khiến công việc của mình bị trì trệ, lệ thuộc vào người khác và cũng không được ban lãnh đạo đánh giá tốt.

Vậy nên, thay vì chờ đợi thì nên tìm cách để xử lý vấn đề vì đó là việc của bạn. Không phải chỉ chủ động đối với công việc được giao, nhiệm vụ hàng ngày. Mà còn phải chủ động đối với việc lộ trình phát triển của bản thân, tương lai của chính bạn vì bạn là người có trách nhiệm đối với kiến thức và tương lai của bạn chứ không phải là một ai khác. Nên tập cho mình thói quen chủ động và áp dụng càng nhiều càng tốt, từ việc nhỏ đến việc lớn. Tuy nhiên, phàm thì việc gì cũng có hai mặt nên cần phải suy nghĩ và thận trọng bởi vì không phải sự chủ động nào cũng là tốt cả.

Sau bài viết này, hy vọng các bạn sẽ luôn “tìm kiếm sự chủ động” trong mọi lĩnh vực như là chủ động trong công việc, chủ động thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn và chủ động đối với tương lai của chính mình.
Những bài viết về chủ đề chia sẻ kinh nghiệm phát triển của bản thân dựa trên quan điểm cá nhân của mình nên ắt hẳn sẽ có những suy nghĩ và quan điểm khác với mình.

Mục đích của series này là để truyền cảm hứng và chia sẻ kinh nghiệm để mọi người có thể phát triển tốt hơn hoặc là góp ý lại để mình phát triển tốt hơn.

 

Cảm ơn các bạn đã đọc.

Your email address will not be published. Required fields are marked *