Cô bé ngây thơ và con sói già

Ngày xửa ngày xưa, trong một công ty software nọ, có một cô bé mới đi làm tên là Thơ, công việc của cô là viết code cho những ứng dụng web được Con Sói Già giao.

Một ngày kia, cũng không biết là ngày nào, tháng nào hay năm nào, chỉ biết ngày Thơ mới gia nhập dự án của Con Sói Già quản lý. Sói giao cho cô bé Thơ một task là tạo chức năng đăng nhập cho website. Con Sói Già nói:

“Chức năng đăng nhập em làm được không Thơ”.

“Dạ được chứ Sói, cái đó dễ mà” Cô bé Thơ trả lời đầy tự tin.

“Vậy em làm mất mấy ngày hả Thơ” Con sói già hỏi.

“Dạ mặt trăng mọc 2 lần đó Sói” cô bé Thơ sau vài phút suy nghĩ và trả lời.

Sau khi giao task xong, Con sói già bẵng đi làm việc khác, tới khi mặt trăng mọc lần đầu nó không quên quay lại kiểm tra tiến độ.

“Dạ em đang làm, sắp xong rồi” Cô bé ngây thơ báo cáo tiến độ.

Con sói già cũng có phần an tâm vì vẻ tự tin của cô bé, nó lại tiếp tục làm việc của nó. Tới khi trăng mọc lần 2, con sói già tới gặp cô bé Thơ để xem chức năng đăng nhập.

“Em làm xong chưa, chạy cho Sói này coi thử” Con Sói nói với cô bé.

“Dạ xong rồi Sói”

Cô bé vâng dạ, liền mở môi trường local ra, truy cập vào trang đăng nhập, vừa thao tác cho Con Sói xem và diễn giải:

“Khi vào trang đăng nhập, cái field username và password sẽ hiện ra để mình nhập thông tin, em nhập username là test và password là 123456 sau đó em bấm nút đăng nhập thì sẽ thành công” Cô bé thao tác trên màn hình và giải thích cho Con Sói nghe.

“Vậy nếu không nhập username và password bấm nút đăng nhập đang xử lý thế nào hả em” Con Sói Già hỏi.

“Dạ em chưa biết, nó đang quăng lỗi Fatal” Cô bé vừa thử vừa trả lời.

“Vậy em phải thêm validate cho 2 cái field đó, rồi thông báo cho người dùng, em thêm bao lâu” Con Sói gợi ý.

“Nửa con trăng” Cô bé tính toán thời gian để sửa.

–oOo–

Lần này Con Sói quay lại, vẫn là câu hỏi cũ “Đăng nhập xong chưa em”.

“Dạ xong rồi Sói, đã validate nếu không nhập giá trị gì cho 2 field” Cô bé trả lời Con Sói.

“Vậy password có kiểm tra ít nhất 8 ký tự, phải chứa ký tự đặc biệt, số và chữ in hoa chưa em” Con Sói không coi demo mà nó chất vấn.

“Dạ chưa anh Sói giờ em làm thêm, chắc mất 2 lần trăng mọc nữa” Cô bé hơi nhăn mặt trả lời rồi code tiếp.

Con Sói mất tăm trong 2 lần trăng mọc, sau 2 lần trăng nó quay lại, lần này vẫn câu hỏi cũ “Đăng nhập xong chưa Thơ”.

“Dạ xong hết rồi Sói, đã validate cho password” Cô Bé trả lời không còn tự tin như trước nữa.

“Vậy nếu đăng nhập sai password quá 5 lần thì tài khoản có bị khoá không?” Con Sói nhăn nhó hỏi.

“Ủa dạ dạ không Sói” Thơ hơi e ngại.

“Vậy em làm tiếp đi, 2 lần trăng mọc phải xong nha” Sói giao deadline rồi bỏ đi săn mồi.

–oOo–

Bởi cái chức năng đăng nhập này Thơ nghĩ nó đơn giản, nhưng bây giờ mới vỡ lẽ ra là nó không hề đơn giản, Tay Thơ lại múa trên bàn phím, cố gắng tăng tốc độ để hoàn thành nhiệm vụ.

Hôm nay đã qua hơn 5 lần trăng mọc, tức là hết tuần m* rồi, Thơ chủ động báo cáo với Con Sói rằng cô đã thêm chức năng khoá tài khoản. Con Sói kiểm tra một hồi, nó trầm ngâm suy nghĩ vài phút, ngồi bên cạnh nó, Cô Bé Thơ đang hồi hộp lo âu không biết còn thiếu sót hay Con Sói này có nghĩ ra cái nồi gì tiếp không.

Cuối cùng chuyện gì đến phải đến, Con Sói lại nói tiếp về việc đăng nhập bằng email mà không phải username; đăng nhập bằng social như Facebook, Gmail, Tiktok; đăng nhập xong phải chuyển trang đi đâu? rồi chặn lỗi injection ra sao? đăng nhập thông qua API bearer token như thế nào? đưa lên staging, đưa lên UAT để test chưa?

Đó, quá nhiều thứ trong một yêu cầu tưởng chừng như đơn giản ban đầu mà lúc nào Cô cũng nói xong rồi, Cô Bé Thơ đờ đẫn, thừ mặt ra nên từ đó người ta mới gọi là Cô Bé Ngây Thơ.

Lạ cho mặt sắt cũng ngây vì tình

Lap Pham

Coi công ty như một chiến quốc, lập trình viên như những chiến binh, mỗi dự án như một trận chiến, có chiến thắng thì công ty mới giàu mạnh, lương mới tăng thưởng mới có.

4 COMMENTS

Helen

Reply

Code gioi viet hay

em Nhi

Reply

Vậy ai là người có lỗi?:
– Cô Bé Ngây Thơ – mới ra trường và ko thích hỏi nhiều, hay là: – Con Sói kiệm lời và thích mong đợi?
ChatGPT thì có quan điểm rõ ràng rùi đó ;))
“Trong câu chuyện trên, lỗi không phải thuộc về Thơ. Con Sói Già đã không chỉ rõ các yêu cầu kỹ thuật ban đầu và sau đó lại thêm yêu cầu phức tạp hơn vào cuối cùng, khiến Thơ phải tốn nhiều thời gian để hoàn thành. Nếu Sói đã đưa ra các yêu cầu kỹ thuật đầy đủ ban đầu thì Thơ đã có thể xây dựng chức năng đăng nhập một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.”

    Lap Pham

    Reply

    theo a thì lỗi thuộc về ai không quan trọng em, làm sao task sau cải thiện hơn là được.

    Quang Nguyen

    Quang Nguyen

    Reply

    Nếu nói về đúng sai, thì sẽ tùy thuộc vào mình chỗ đứng và góc nhìn của mình vào vấn đề này. Nếu đứng ở cương vị của Sói thì sẽ thấy Thơ sai và ngược lại. Còn đứng ở cương vị khác như khách hàng chẳng hạn, thì họ sẽ không quan tâm ai đúng ai sai vì suy cho cùng thì cả team (Sói và Thơ) đều sai vì làm không đúng so với kỳ vọng của KH (không deliver được đúng thời hạn).

    Đọc bài này xong thì sẽ thấy cả Sói và Thơ đều cần cải thiện. Khi Sói đã biết Thơ “hơi” tự tin (qua một vài lần) trong việc đưa ra thời gian hoàn thành task và chưa hiểu rõ yêu cầu thì nên PUSH đúng cách. Hiểu tính cách và khả năng của team member (ở đây là Thơ) để giao việc phù hợp, sẽ có những cái Thơ không biết là mình không biết. Nên nếu Sói đã biết trước những gì cần làm thì có thể chỉ Thơ. Hoặc là Thơ dự định làm những gì thì nói lại với Sói, để xem còn thiếu gì thì Sói sẽ bổ sung. Mục đích cuối cùng là hoàn tiện chức năng tốt nhất có thể (đúng yêu cầu, kỳ vọng và tiết kiệm thời gian).

    Cho nên, cả Sói và Thơ cần chủ động hơn trong việc trao đổi thông tin (đọc bài: https://lap-trinh.net/experience-sharing-1-proactive/) cải thiện kỹ năng giao tiếp (đọc bài: https://lap-trinh.net/experience-sharing-2-communication/) nhé. Hihi.

Your email address will not be published. Required fields are marked *